Trang

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÁ ỐP LÁT
Đơn vị nào cần chứng nhận gạch ốp lát, chứng nhận đá ốp lát

- Các đơn vị nhập khẩu gạch ốp lát, nhập khẩu đá ốp lát

- Các đơn vị sản xuất gạch ốp lát, sản xuất đá ốp lát

- Các đơn vị sản xuất gạch Terrezzo và gạch con sâu (gạch tự chèn)

Vật liệu nào được chứng nhận:

- Chứng nhận gạch ốp lát

- Chứng nhận gạch terrezzo

- Chứng nhận gạch lát nền

- Chứng nhận gạch lát vỉa hè

- Chứng nhận đá ốp lát

- Chứng nhận đá granite

- Chứng nhận đá ốp lát tự nhiên.

- Chứng nhận đá ốp lát nhân tạo.

- Chứng nhận đá hoa cương.

 Vì sao chọn VietCert chứng nhận gạch ốp lát, chứng nhận đá ốp lát

Với các đơn vị sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát trong nước:

- VietCert vừa chứng nhận được ISO 9001 vừa chứng nhận được gạch ốp lát, đá ốp lát phù hợp với quy chuẩn nên giá thành sẽ rất cạnh tranh so với các đơn vị khác.

- Thủ tục nhanh chóng, kinh nghiệm chứng nhận lâu năm

- Có phòng thử nghiệm gạch ốp lát, thử nghiệm đá ốp lát.

Với những đơn vị nhập khẩu gạch ốp lát, đá ốp lát:

- Thời gian đáp ứng nhanh

- Giá thành phù hợp

- Các văn phòng của Vietcert ở khắp Việt Nam nên thủ tục lấy mẫu nhanh chóng.
- Đã có kinh nghiệm lâu năm làm thủ tục hải quan.



Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Xây dựng chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo Quyết Định số 1394 ngày 07 tháng 12 năm 2015.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms Thanh - Chuyên viên tư vấn
SĐT: 0903 561 159
Mail: vietcert.kd88@gmail.com

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO THỨC ĂN THỦY SẢN

---------------------
Trung Tâm Giám ĐịnhVà Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert là một tỏng những trung tâm được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Nghiệp, Cục Chăn Nuôi số 696 QĐ-CN-TACN có đầy đủ khả năng chứng nhân hợp quy cho thức ăn thủy sản theo QCVN 01-78:2011/BNNPTNN.
Hãy đến với Vietcert Quý Khách hàng sẽ được tư vấn mọi thắc mắc và giải đáp rõ ràng. Với tiêu chí: Sự hài lòng của Khách Hàng là thước đo thành công của chúng tôi.

Vietcert hận hạnh được hợp tác với Quý Khách, kính chúc Quý Khách sức khỏe và thịnh vượng.
Trân trọng cảm ơn.
Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn và hỗ trợ, Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ
---------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com

Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

TẠI SAO THỨC ĂN CHĂN NUÔI CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY ?

Thức ăn nuôi là gì? “Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi (gồm các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, thuỷ sản) các chất dinh dưỡng để bảo đảm cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản”.
Trong chăn nuôi, thức ăn được coi như “nguyên liệu” cho sản xuất. Tính chất sản xuất và cung cấp thức ăn, đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định tính chất, đặc điểm và năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Do vậy, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước.
Đối với doanh nghiệp, chứng nhận và công bố hợp quy là thực hiện theo đúng quy định, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra Doanh nghiệp chứng minh với người chăn nuôi, cộng đồng nói chung rằng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho vật nuôi sử dụng cũng như người sử dụng các sản phẩm thực phẩm được chăn nuôi bằng thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp; sản phẩm sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn, tìm được chỗ đứng trên thị trường; sức tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nhờ đạt được niềm tin của khách hàng.
Đối với người tiêu dùng, chứng nhận hợp quy góp phần  bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn, thực phẩm an toàn.
Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là công cụ, căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành trên thị trường.
VIETCERT



ĐIỀU KIÊN CƠ BẢN ĐỂ THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH

Để thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành điều kiên đầu tiên là công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT, thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
·      Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
·        Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.

·        Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi.
·        Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
·    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu).
·        Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất).
·        Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực.
·        Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 07/02/2015.




Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Kính gửi Quý khách hàng!
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert xin gửi tới Quý khách hàng  lời chúc sức khỏe và thịnh vượng.
Vietcert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phùhợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến Quý khách hàng Chứng nhận sau:
- Chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón vô cơ phù hợp theo Thông tư 29/2014/TT-BCT;
- Hướng dẫn xây dựng; đánh giá và chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015ISO 14001;
- Xây dựng hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất phân bón.
 Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Thanh - Chuyên viên tư vấn
SĐT: 0903 561 159
Mail: vietcert.kd88@gmail.com

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN 


Nhu cầu về phân bón đang trên đà phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, nhập khẩu phân bón để cung ứng trên thị trường. Tuy nhiên để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm đảm bảo, không gây hại đến người sử dụng, cây trồng và môi trường thì việc công bố chứng nhận hợp quy phân bón  là hoàn toàn bắt buộc

1. Chứng nhận hợp quy phân bón  là gì?

Chứng nhận hợp quy phân bón là việc đánh giá chất lượng sản phẩm phân bón sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với quy định của pháp luật. Phân bón là một sản phẩm nằm trong Danh mục Sản phẩm có khả năng không an toàn buộc phải có Chứng nhận và Công bố Hợp quy nếu các Công ty sản xuất hoạt động trong Lĩnh vực này (Theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT)

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đã quy định những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường thì bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, như hợp quy phân bón.

Việc Chứng nhận Hợp Quy Phân Bón vô cơ, hữu cơ sẽ:

– Chứng minh cho người sử dụng sản phẩm đạt chất lượng như công bố
– Đáp ứng các luật định và yêu cầu quản lý nhà nước
– Tăng uy tín, nâng cao chất lượng và thương hiệu góp phần tăng giá trị thặng dư cho doanh nghiệp
2. Lợi ích của việc công bố chứng nhận phân bón
  • Lợi ích chứng hợp quy phân bón đối với nhà sản xuất

Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm…
  • Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với Cơ quan quản lý

Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

Những thông tin cơ bản trên đây mà chúng tôi cung cấp về vấn đề chứng nhận hợp quy phân bón hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Công Thương chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón theo Quyết Định số 1550 ngày 03 tháng 05 năm 2017.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms Thanh - Chuyên viên tư vấn
SĐT: 0903 561 159
Mail: vietcert.kd88@gmail.com

HACCP- HỆ THỐNG PHÂN TÍCH MỐI NGUY VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT TỚI HẠN

HACCP- HỆ THỐNG PHÂN TÍCH MỐI NGUY VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT TỚI HẠN 

1. HACCP là gì?

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các nguyên lý của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới và có thể áp dụng trong tất cả các nghành sản xuất thực phẩm và đồ uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm. Hệ thống này có thể được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới.

HACCP ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Columbia lên không trung. Năm 1971, HACCP bắt đầu được áp dụng trong ngành thực phẩm tại Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua kiểm soát các mối nguy, sau đó HACCP nhanh chóng chở thành một Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuận phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết như Quy phạm Thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice), Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) cùng các chương trình hỗ trợ khác để làm nền tả cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Đối tượng áp dụng
Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.


3. Lợi ích

Lợi ích với doanh nghiệp: nâng cao uy tín chất lượng phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài;
Lợi ích với ngành công nghiệp: tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm;
Lợi ích với nhà nước: cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm;
Lợi ích đối với người tiêu dùng: giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm; cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế – xã hội.

4. Các bước triển khai

– Cần xem xét lại điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị và con người trước khi tiến hành áp dụng HACCP, nếu chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải phải sửa chữa, nâng cấp… Để áp dung thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần phải chú ý các điều kiện sau:
– Cam kết của lãnh đạo: Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết đối với việc triển khai áp dụng và duy trì hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP thông qua đảm bảo cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết theo các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Yếu tố con người: cán bộ quản lý chủ chốt phải được trang bị các kiến thức về sản phẩm và quá trình sản xuất, kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về các nguyên tắc của HACCP, đồng thời nhận thức được vai trò của HACCP trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Nhà xưởng và trang thiết bị: công nghệ, thiết bị và điều kiện nhà xưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và chế định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

12 bước xây dựng hệ thống HACCP

– Thành lập đội HACCP
– Mô tả sản phẩm
– Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm.
– Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ.
– Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ.
– Tiến hành phân tích mối nguy.
– Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
– Thiết lập các giới hạn tới hạn.
– Thiết lập hệ thống giám sát
– Đề ra hành động sữa chữa
– Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ.
– Xây dựng các thủ tục thẩm tra.
Chương trình HACCP tốt là một chương trình rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ các thủ tục hướng dẫn phương pháp thực hiện. Các biểu mẫu phải dễ sử dụng, dễ ghi chép tất cả các kết quả giám sát, thẩm tra và hành động khắc phục.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert là đơn vị được Bộ Khoa học công nghệ cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận số 901/TĐC-HCHQ vào ngày 30 tháng 05 năm 2014 về chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn ISO 9001/TCVN ISO 9001, ISO 14001/TCVN ISO 14001, ISO 22000/TCVN ISO 22000, HACCP chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ thông tin bên dưới
Ms Thanh- Chuyên viên tư vấn
Mail: vietcert.kd88@gmail.com
Mobi:0903 561 1159