Công bố hợp quy Thức ăn chăn nuôi cho lợn QCVN 01_12:2009. Ngoài ra, Trung tâm VietCert còn cung cấp dịch vụ Chứng nhận ISO 14001 | và cung cấp dịch vụ Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
Kính gửi: Quý Công ty
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy xin gửi tới Quý Công ty lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP.
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến quý Công ty dịch vụ chứng nhận chứng nhận hợp quy: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà phù hợp quy chuẩn QCVN 01-10:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-11:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn phù hợp quy chuẩn QCVN 01-12:2009; Thức ăn cho bê và bò thịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-13:2009; Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp quy chuẩn QCVN 01-77:2011; Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phù hợp quy chuẩn QCVN 01-78:2011.
Các Công ty có nhu cầu chứng nhận hợp quy hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào website: www.vietcert.org
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm đến Quý Công ty.
Trân trọng cám ơn. Best regards, --------------------------------------------------------------------- Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Ms Sơn - Phụ trách kinh doanh Mobi.: 0905 539 099 Email: [color=#0000ff">info@vietcert.org[/color"> Website:www.vietcert.org
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Trụ sở Hà Nội: 0905.924299 - Trụ sở HCM: 0905.357459 - Trụ sở Đà Nẵng: 0935.711299 - Trụ sở Cần Thơ: 0905.935699 - Trụ sở DakLak: 0905.527089. |
Tổ chức Chứng nhận VietCert hoạt động trên các lĩnh vực: Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm, chứng nhận hợp quy sản phẩm, chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, Haccp, Đào tạo kiến thức về quản lý,....
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Hợp quy Nguyên liệu TACN phù hợp quy chuẩn QCVN 01_78:2011
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013
Kiểm tra nhà nước nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Chứng nhận hợp quy Thuốc bảo vệ thực vật VIETCERT.
Quyết định của Cục Bảo vệ thực vật về việc chỉ định VIETCERT là tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật. . Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ Chứng nhận ISO 9001
Ngày 13/12/2012, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp đã ký Quyết định số 2482/QĐ-BVTV-QLL về việc chỉ định Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là tổ chứng chứng nhận hợp quy chất lượng Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
Theo quyết định này, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy đủ năng lực thực hiện việc chứng nhận hợp quy các loại Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục Thuốc bảo vệ thực vật phải chứng nhận hợp quy phù hợp với quy định của thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông .
Quý Khách hàng có nhu cầu chứng nhận sản phẩm Thuốc bảo vệ thực vật hợp quy hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư hoặc truy cập vào website: www.vietcert.org
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Mr Phi - Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905 539 099
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Trụ sở Hà Nội: 0905.924299 - Trụ sở HCM: 0905.357459 - Trụ sở Đà Nẵng: 0935.711299 - Trụ sở Cần Thơ: 0905.935699 - Trụ sở DakLak: 0905.527089.
Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013
Chứng nhận HACCP
HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, doanh nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
Điểm tương đồng giữa ISO 22000:2005 và HACCP
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO22000
và HACCP là ISO 22000 qui định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2008.
ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO22000:2005?
ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn tự nguyện, DN chỉ buộc phải áp dụng khi có qui định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của bên mua hàng… Ở một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có qui định bắt buộc áp dụng Chứng nhận HACCP đối với sản phẩm thịt, thủy sản, nước hoa quả…
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn dần trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của Chứng nhận HACCP , ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thức phẩm.
Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013
Chứng nhận HACCP
HACCP Công cụ kiếm soát toàn diện an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, doanh nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
Điểm tương đồng giữa ISO 22000:2005 và HACCP
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là ISO 22000 qui định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2008.
ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO22000:2005?
ISO22000:2005
là tiêu chuẩn tự nguyện, DN chỉ buộc phải áp dụng khi có qui định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của bên mua hàng… Ở một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có qui định bắt buộc áp dụng Chứng nhận HACCP đối với sản phẩm thịt, thủy sản, nước hoa quả… Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Qui định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận chỉ cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn dần trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của Chứng nhận HACCP , ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thức phẩm.
Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
CHỨNG NHẬN HACCP
1. HACCP - Hazard Analysis and Critical Control Points là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
2. Hệ thống HACCP là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm
Kế hoạch HACCP là tài liệu được xây dựng phù hợp theo các nguyên tắc của HACCP để đảm bảo kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm trong công đoạn được xem xét của chuỗi thực phẩm
Mối nguy là tác nhân sinh học, hóa học hay vật lý học của thực phẩm, hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng tác động gây hại cho sức khỏe con ngườ
3. HACCP có 7 nguyên tắc
Nhận diện mối nguy;
Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);
Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;
Thiết lập thủ tục giám sát CCP;
Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;
Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;
Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.
4. Trình tự áp dụng HACCP:
Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:
• Thành lập nhóm HACCP;
• Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);
• Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;
• Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;
• Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Liên hệ Mr. Ngọc Anh 0905.158.290 để được hỗ trợ tư vấn Tốt nhất
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012
5S
5S là viết tắt của năm từ tiếng Nhật bắt đầu là chữ S sau khi phiên âm sang hệ chữ Latinh gồm: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Trong tiếng Việt, để dễ nhớ và giữ nguyên 5 chữ S đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng các từ tương đương như sau: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.
Khái niệm 5S có nguồn gốc từ Nhật Bản và xuất phát từ triết lý “Quản lý tốt nơi làm việc sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn”. 5S là khởi đầu của một cuộc sống năng suất, tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái và an toàn cho mọi người. Đồng thời 5S sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều không gian và thời gian lãng phí. Môi trường làm việc sẽ ảnh hướng đến hành vi ứng xử của mọi người, và các hành vi ứng xử giống nhau của một nhóm người sẽ tạo ra nền văn hóa. Do đó, có sự liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và môi trường làm việc.
Khi thực hiện thành công, 5S sẽ mang lại những thay đổi đáng ngạc nhiên. Những thứ không cần thiết được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được sắp xếp một cách khoa học sao cho dễ thấy, dễ lấy và dễ dàng để lại đúng chỗ. Máy móc thiết bị cũng trở nên sạch sẽ hơn, tạo điều kiện cho người công nhân có thể phát hiện những sự bất thường của thiết bị để dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa. Các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của mọi người ở nơi làm việc và qua đó nâng cao tính hợp tác, trách nhiệm cũng như ý thức của người lao động với công việc.
Phương pháp 5S có thể được áp dụng cho mọi ngành, mọi loại hình doanh nghiệp với quy mô khác nhau. Áp dụng 5S không quá phức tạp, không yêu cầu đầu tư nhiều, trong khi có thể đem lại hiệu quả rất cao, như:
Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và gọn gàng hơn khiến cán bộ công nhân viên thấy tự hào về nơi làm việc của mình;
Giảm thời gian tìm kiếm đồ vật;
Kết quả thấy ngay đối với mọi người, qua đó khuyến khích phát triển các ý tưởng mới;
Con người chấp hành kỷ luật một cách tự giác;
Các thao tác tại phân xưởng và văn phòng trở nên dễ dàng và an toàn hơn;
Nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, giao hàng đúng hẹn, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh;
Nâng cao hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp với khách hàng và đối tác.
- Seiri (Sàng lọc): định rõ mọi thứ theo đúng trình tư, thay đổi thói quen quản lý
để tổ chức được hoạt động tốt hơn. Điều này có nghĩa, loại bỏ những gì không cần thiết, là những thứ chỉ tốn không gian và năng lượng.
- Seiton (Sắp xếp): điều này khiến cho sản phẩm được luân chuyển dễ dàng và hiệu quả hơn, bạn cũng nên tạo ra không gian ngăn nắp để nhanh chóng lấy được những thứ bạn cần.
- Seiso (Sạch sẽ): có nghĩa là giữ cho không gian và nguồn lực luôn được sử dụng tối đa. Ngày nay, sự sạch sẽ rất quan trọng bởi các mong đợi về chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bụi bẩn và sai lỗi phải đạt mức zero. Như vậy, tất cả những gì vô giá trị phải được loại bỏ khỏi nơi làm việc và làm sạch được xem như hoạt động kiểm tra thường xuyên.
- Seiketsu (Săn sóc): mọi hoạt động nên được chuẩn hóa, chất lượng sản phẩm và quá trình nên độc lập với người vận hành. Nên tập trung quản lý bằng trực quan và màu sắc, luôn giữ môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng
- Shitsuke (Sẵn sàng): Sự thay đổi thói quen và hành vi phải được tất cả mọi người cam kết và họ cũng cần luôn sẵn sàng chấp nhận những cần thiết. Nếu không, rất dễ quay trở lại những thói quen cũ mà gây ra vấn đề và sự kém hiệu quả. Đào tạo và trang bị kỹ năng cho cá nhân là rất quan trọng.
Khi thực hiện thành công cả 5 bước này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự trao quyền trong tổ chức để tiến hành chương trình cải tiến liên tục, bao gồm thay đổi lớn và nhanh chóng nắm bắt lợi thế mà cơ hội đem lại.
TIP Chương trình 5S nên thay đổi cách thức làm việc của tổ chức. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra không khí làm việc hào hứng tại những tổ chức triển khai kỹ thuật 5S. Thường thì, chương trình 5S tạo ra bầu không khí tích cực.
2. Tại sao 5S có ý nghĩa?
5S là cách tốt để chuẩn hóa hoạt động nhằm loại bỏ những gì không thực cần thiết tạo ra tính hiệu quả của tổ chức. Nó tương tự như một chương trình luyện tập thể chất, khi tổ chức của bạn đã có được một “dáng” hoàn thiện, bạn sẽ có thêm rất nhiều cơ hội mới.
3. 5S hỗ trợ như thế nào?
5S sẽ đưa ra cho bạn khung hoạt động để biến tổ chức của bạn thành một tổ chức năng suất và hiệu quả hơn.
4. 5S được áp dụng tại đâu?
Mặc dù có thể triển khai 5S cho một khu vực cụ thể nào đó trong tổ chức, nhưng để đạt được lợi ích tối đa, bạn nên triển khai đồng loạt trong toàn tổ chức.
5. Công cụ 5S có ý nghĩa khi nào?
Công cụ 5S có ích khi bạn muốn cải tiến sự chuẩn hoá, hiệu quả và sự tuân thủ trong tổ chức. Những dấu hiệu cần phải được xem xét thông qua công cụ 5S bao gồm: tài liệu không được sắp xếp, hàng tồn kho nhiều, tỉ lệ vắng mặt không có lí do cao, vai trò và chức năng không rõ ràng, hội chứng "mọi người đang làm mọi thứ" và môi trường làm việc không sạch sẽ.
6. Công cụ 5S đem lại lợi ích cho ai?
Công cụ 5S đem lại lợi ích cho tổ chức cũng như mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bản thân mỗi người lao động có thể thấy được công việc sẽ năng suất hơn và năng động hơn khi có môi trường trong sạch. Lợi ích tiềm tàng của 5S không chỉ là thái độ làm việc mà còn tiết kiệm chi phí để trở nên hiệu quả hơn.
Lưu ý: 5S đang trở nên phổ biến ở nhiều nước như là một hướng để cải tiến việc thực hành sản xuất. Trong tiếng Anh, 5 bước thực hiện được lý giải như sau:
Sàng lọc - "Khi có nghi ngờ, tìm cho nó một ngôi nhà mới hoặc loại bỏ nó"
Sắp xếp - Một chỗ để mọi thứ, và mọi thứ đều có chỗ của nó.
Sạch sẽ - Làm sạch nó
Săn sóc - Chuẩn hoá các quá trình, bao gồm cả làm sạch và giữ gìn
Sẵn sàng - Hãy cho nó một lối sống
Đây là nền tảng của tiết kiệm sản xuất.